Thực tập sinh/Tu nghiệp sinh (TTS/TNS) là nhóm lao động bị các nhóm tội phạm lừa đảo nhắm hàng đầu. Bởi lịch làm việc bận rộn, hầu hết mọi người có ít thời gian để tìm hiểu kỹ khi cần chuyển tiền. Vậy đâu là cách để tránh bị lừa đảo khi chuyển tiền tại Nhật?
1. Các hành vi lừa đảo càng lúc càng tinh vi
Một trong các thủ đoạn thường thấy của các tội phạm lừa đảo là chia sẻ các link chứa mã độc ẩn danh trong các đường link bình thường.
Chỉ cần click vào, các thiết bị của người dùng ngay lập tức sẽ bị dính các mã độc, khiến cho tất cả các hoạt động trên mạng xã hội của họ đều có thể bị theo dõi từ xa. Từ việc sử dụng Facebook như thế nào cho đến việc người dùng đang gõ các thông tin gì để tìm kiếm, hoặc đăng nhập bằng thông tin gì vào đâu… đều có thể bị các tội phạm lừa đảo dò ra.
Để ứng phó với tội phạm, nhiều phong trào lan tỏa tinh thần nâng cao cảnh giác giữa những người sử dụng Internet. Thế nhưng các đối tượng lừa đảo tiếp tục tìm mọi thủ đoạn để “nâng cấp” các phương thức lừa đảo tinh vi hơn.
Tội phạm đã làm điều đó như thế nào?
Bước 1: Tội phạm lừa đảo sẽ tạo ra 1 trang Facebook cá nhân/Fanpage giống từ 50% cho đến 100% so với trang chính chủ.
Bước 2: Dùng trang giả mạo đó để nhắn tin cho người dùng với nội dung vô cùng “biến hóa”, từ giả danh việc cung cấp dịch vụ của một tổ chức (như DCOM) cho đến giả dạng bạn bè của người dùng…
Bước 3: “Câu mồi”
Khi đã dần lấy được lòng tin của người dùng và khiến chúng ta tin rằng đây chắc chắn là dịch vụ/người bạn của mình, thì kẻ xấu sẽ tìm cách lấy thông tin như:
- Tên đăng nhập, mật khẩu, ví dụ như giả danh bạn bè để mượn tiền, mượn Email. Hoặc đối với các trường hợp giả danh các tổ chức chuyển tiền như DCOM, tội phạm lừa đảo có thể yêu cầu cung cấp mật khẩu và OTP tài khoản DCOM để thực hiện một tác vụ nào đó.
- Kẻ xấu sẽ thông báo có chương trình khuyến mãi, chuyển tiền giá rẻ, tỷ giá cao. Từ đó yêu cầu quý khách cung cấp một số thông tin cá nhân để đăng ký.
- Tìm cách dẫn dụ bấm vào đường link chứa mã độc.
Ngoài ra, đối với các hành vi lừa đảo liên quan đến chuyển tiền, các tội phạm còn có thể lừa người dùng chuyển khoản đến các STK (số tài khoản) mạo danh số tài khoản của DCOM.
Bước 4: Khi đã làm chủ được những tài khoản như Facebook/Email, việc còn lại của chúng là toàn quyền sử dụng tài khoản của quý khách để thực hiện các hành vi phi pháp như đánh cắp tài sản, rửa tiền…
2. Nhớ quy tắc “3 không” để luôn bảo vệ thông tin và tài sản của chính mình
Bước vào thập kỷ mới, khi vạn vật đang dần được số hóa, đặc biệt là ngân hàng, dịch vụ tài chính như DCOM, cũng là lúc mà thông tin cá nhân trở thành một tài sản vô giá cần được bảo vệ. Bởi đây là cánh cửa để truy cập vào rất nhiều dữ liệu cũng như tài sản trên các kênh online.
DCOM khuyên tất cả khách hàng nâng cao cảnh giác với khẩu hiệu “3 không”.
- KHÔNG chia sẻ mật khẩu, mã OTP cho bất kì ai.
- KHÔNG bấm vào đường link lạ.
- KHÔNG chuyển khoản đến STK lạ.
Để đảm bảo thông tin cho chính các khách hàng, bản thân DCOM cùng đội ngũ nhân viên cam kết:
- KHÔNG bao giờ hỏi các thông tin như mật khẩu, mã OTP .
- KHÔNG yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin đăng nhập của Email.
- KHÔNG bao giờ yêu cầu khách hàng chuyển khoản đến các số tài khoản lạ trừ các số tài khoản chính thức của DCOM.
Số tài khoản Yucho: 001500 – 688725
Tên カ)ディコミュニケーションズ
Số tài khoản SMBC: 750 – 1219 (普通)
Chi nhánh: Roppongi (六本木支店)
Số tài khoản MUFG: 016 – 5812 (普通)
Chi nhánh: Kanazawa (金沢支店)
3. Một số lưu ý và biện pháp khác
- Nâng cao bảo mật cho các tài khoản, đặc biệt là tài khoản chuyển tiền DCOM.
Các lưu ý để bảo mật tài khoản DCOM tại đây. - Nắm vững cách để nhận diện được Fanpage chính thức của DCOM.
Cách để nhận diện Fanpage chính thức của DCOM tại đây. - Cẩn thận xóa đi các tin nhắn có nội dung chứa thông tin cá nhân mà bạn có trên mạng xã hội như Facebook Messenger. Nếu tài khoản Facebook bị hack, tội phạm có thể sử dụng các thông tin đó để đăng nhập vào tài khoản chuyển tiền/Email của quý khách.
- Nếu quý khách đã từng là người bị lừa? Hãy chia sẻ trải nghiệm đó để giúp mọi người phòng tránh và góp phần xây dựng lên được môi trường online an toàn hơn cho tất cả mọi người.
4. Kết
DCOM mong rằng các thông tin bên trên sẽ phần nào đó hữu ích cho quý khách hàng, những người hàng ngày chăm chỉ để kiếm những đồng tiền chân chính bằng công sức của mình.
DCOM mong rằng tất cả chúng ta sẽ đều nhớ rằng: “Trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí và sẽ không có ai cho không ai cái gì”.
Hãy cẩn thận với thông tin cá nhân cũng như túi tiền của chính mình. Khi đã mất tiền thì sẽ mất rất nhiều thời gian hoặc có thể là sẽ không thể lấy lại được!